Sông Áp Lục và lịch sử địa phương Áp_Lục

Địa giới CHDCND Triều Tiên

Lưu vực sông Áp Lục là nơi phát tích của vương quốc Cao Câu Ly. Nhiều pháo đài dọc theo con sông và kinh đô của vương quốc nằm tại địa điểm ngày nay là Tập An, Trung Quốc. Địa danh này có các di vật từ thời vương quốc Cao Cấu Ly khá phong phú.

Bởi vị trí chiến lược giữa Trung Quốc và Triều Tiên, con sông là nơi diễn ra một số trận đánh:

Trong thời gian Nhật Bản chiếm Triều Tiên từ 1910 đến 1945, phần đất phía Triều Tiên được đầu tư công nghiệp hóa rất tập trung. Cho tới năm 1945 gần 20% sản lượng công nghiệp của Đế quốc Nhật Bản là từ Triều Tiên. Trong Chiến tranh Triều Tiên, các lực lượng quân sự của Liên hiệp quốc đã tiến tới bờ sông Áp Lục. Tuy không tiến qua sông nhưng đã ném bom phần đất phía Trung Quốc, khiêu khích quốc gia này tham chiến. Trong cuộc xung đột này, mọi cây cầu qua sông đều bị phá hủy. Cây cầu duy nhất không bị tàn phá là Cầu Hữu nghị Trung – Triều nối liền hai thành phố Tân Nghĩa Châu và Đan Đông. Thung lũng cuối sông còn được gọi là "Thung lũng MIG" bởi nơi đây đã diễn ra những trận không chiến giành quyền làm chủ bầu trời trong Chiến tranh Triều Tiên. Những chiếc tiêm kích MiG-15 của cả Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên đã chiến đấu bên nhau trong những trận không chiến với quân đội liên minh đứng đầu là Hoa Kỳ.

Đầu thập niên 1990, những người vượt biên từ Triều Tiên thường vượt qua sông để sang bờ phía Trung Quốc.

Sông Áp Lục cung cấp năng lượng thủy điện có hiệu quả. Đập Thủy Phong trên sông có chiều cao đến 100 m và dài 850 m, là một trong những đập thủy điện lớn nhất ở Châu Á. Đối tượng vận chuyển chủ yếu trên sông là gỗ súc lấy từ các cánh rừng hai bờ. Con sông cũng cung cấp nguồn cho dân cư địa phương.

Năm 2010 sông Áp Lục vỡ bờ vì nước lũ gây thiệt hại ở hai bên bờ cả Đan Đông (Trung Quốc) và Sinuiju (Triều Tiên) bị ngập khiến hàng chục nghìn người phải di tản.[1]